Bạn chọn cách quản lý trẻ mầm non nào? Mềm mỏng hay nghiêm khắc?
Một số cách quản lý trẻ mầm non hiệu quả, bố mẹ nên áp dụng:
1. Không nghiêm khắc thái quá, nhưng cần có khuôn khổ

Có một bà mẹ Trung Quốc có con theo học ở mầm non Mỹ phàn nàn rằng: “Tôi đã dặn cô giáo phải cho con tôi uống nước đúng giờ nhưng cô ấy lại không làm như vậy”. Cô giáo đã đáp lời rằng: “Nước uống đặt ngay ở nơi đó, nếu em ấy khát thì sẽ tự lấy uống, chúng tôi không muốn ép buộc các em làm những điều các em không muốn, ngay từ những việc nhỏ”. Kết quả là, sau một thời gian, bà mẹ ấy nhận ra rằng tính độc lập và khả năng thích ứng hoàn cảnh của con mình tốt hơn rất nhiều.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng rất hài lòng vì giáo viên mầm non ở Mỹ yêu quý trẻ em thực sự và tình yêu ấy xuất phát từ trái tim, họ sẵn sang biểu đạt tình cảm của mình một cách tự nhiên và chân thành nhất. Họ chọn đi theo một công việc là vì đam mê và sự yêu thích, chứ không đặt nặng vấn đề tiền bạc.
2. Đừng đánh mắng trẻ, đó không phải cách hay!
Không đánh, không mắng là cách phạt của các giáo viên mẫu giáo ở Mỹ, biện pháp chính mà họ sử dụng chính là “cấm túc”, không cho phép trẻ đi khỏi khu vực đã quy định. Dựa theo độ đuổi của các bé mà thời gian cấm túc cũng không giống nhau. Ví dụ trẻ em 2 tuổi ngồi 4 phút, trẻ 3 tuổi ngồi 6 phút. Vài phút, đối với bọn trẻ, đã là một khoảng thời gian rất dài. Việc tách trẻ ra một mình vừa làm trẻ bình tĩnh trở lại vừa khiến chúng muốn được quay trở lại với các bạn nên phải kiềm chế bản thân mà chỉnh sửa, xem xét hành vi cá nhân cho phù hợp hơn.

Trong quan niệm của người Mỹ, mỗi một con người ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Bất kể bố mẹ hay thầy cô giáo đều không nên áp đặt đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng. Trẻ nhỏ được gián tiếp truyền thụ một suy nghĩ rằng, sau này trong cuộc sống, không ai kể cả cha mẹ hay thầy cô có thể thay thế chúng trong những lựa chọn và quyết định dù là nhỏ nhất. Vì vậy, khoảng thời gian bị “cấm túc” cũng là lúc trẻ sẽ nghĩ lại chúng đã làm gì sai và đây chính là hậu quả mà chúng phải chịu trách nhiệm với hành động sai trái của mình.
3. Kiểm soát hành vi và ngăn chặn kịp thời
Có đến 90% trẻ em khó dạy và gặp các vấn đề về đạo đức là do bố mẹ không sát sao từ khi bé. Cách quản lý trẻ mầm non tốt nhất là bố mẹ hãy thật sát sao đến trẻ, quan sát và phát hiện những suy nghĩ, nhận thức, hành vi lệch lạc và tiêu cực để ngăn chặn kịp thời.
Bố mẹ hãy giảng giải cho bé là việc làm đó không tốt, suy nghĩ đó không phải của một đứa trẻ ngoan. Bố mẹ hãy nhắm vào việc dạy trẻ cách nhận thức vấn đề, dạy trẻ thói quen hợp tác, thương yêu và đồng cảm. Đây là những kỹ năng thiết yếu đối với người lớn và con người nói chung. Quan trọng nhất, trẻ phải biết xin lỗi khi phạm lỗi là yếu tố then chốt. Trẻ cần nhận ra được việc gây hại cho người khác là đi ngược với xã hội, có hại và sai trái.
Trên đây là 3 lưu ý khi bố mẹ xây dựng cách quản lý trẻ mầm non thật phù hợp. Trẻ con ngày phát triển rất nhanh và có phần thông minh, khôn lớn sớm hơn với vô vàn diễn biến tâm lý phức tạp. Bố mẹ hãy quản lý con trẻ thật sát sao, mọi nơi, mọi lúc nhé!